WHAT IS MEDITATION AND WHAT ARE THE BENEFITS OF MEDITATION? THIỀN LÀ GÌ VÀ THIỀN CÓ NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?
Meditation is nothing but a habituation towards positive attitudes, positive set of mind and towards constructive emotions like love and compassion and so forth is what meditation means.
Buddha meditated or habituated himself for six years in order to achieve the state of awakened or Buddha and at the age of 35 he achieved the enlightenment. During the journey of meditation, he habituated himself on six perfections, they are:
- Meditation or habituation on generosity, through which he eliminated greed and selfishness,
- Meditation or habituation on morality, through which he eliminated immoral acts of body and speech and also undisciplined mind,
- Meditation or habituation on patience, through which he eliminated anger and hatred
- Meditation or habituation on diligent, through which he eliminated the laziness,
- Meditation or habituation on concentration, through which he eliminated the undisciplined unstable mind,
- Meditation or habituation on wisdom, through which he eliminated the ignorance of the reality and ignorance of karma.
When we think of meditation, many of us assume that we need to sit down somewhere to fully concentrate on one thing. But in fact, there are many kinds of meditation. Some of the effective meditation that you can start with:
CONCENTRATION MEDITATION such as:
- breathing meditation,
- walking meditation.
ANALYTICAL MEDITATION like:
- meditation on emptiness,
- meditation impermanence,
- meditation on love, compassion
- meditation on patience
- meditation on time,
- meditation on the change of life!
- meditation on grateful
How much time should we meditate?
It varies depending on different people and their issues. But first start with many short sessions like few minutes of meditation for several times a day and gradually increase on it. If you just develop the habit of meditation even for a short time, the results can be incredible.
Remember meditation is the best way to achieve the inner peace and achieve happiness within our mind!
Thiền không gì khác hơn là tập thói quen hướng tới những thái độ tích cực, tâm trí tích cực và hướng tới những cảm xúc mang tính xây dựng như tình yêu thương và lòng bi mẫn, v.v., đó là ý nghĩa của thiền.
Đức Phật đã thiền định hay đã rèn thói quen trong sáu năm để đạt được trạng thái tỉnh thức hay thành Phật và ở tuổi 35 Ngài đã đạt được sự giác ngộ. Trong suốt hành trình thiền định, Ngài đã tự mình thực hành thói quen về sáu Ba La Mật, đó là:
- Thiền hay tập thói quen bố thí, qua đó Ngài đã loại bỏ được lòng tham và sự ích kỷ,
- Thiền hay rèn luyện sự trì giới, qua đó Ngài đã loại bỏ những hành vi trái đạo đức của thân, khẩu cũng như của tâm vô kỷ luật,
- Thiền hay rèn luyện sự nhẫn nhục, nhờ đó Ngài loại bỏ được sự sân hận,
- Thiền hay tập luyện sự tinh tấn, nhờ đó Ngài loại bỏ được sự lười biếng,
- Thiền hay rèn luyện sự tập trung, nhờ đó Ngài loại bỏ được tâm bất định vô kỷ luật,
- Thiền hay tập quán trí tuệ, nhờ đó Ngài loại bỏ được vô minh về thực tại và vô minh về nghiệp.
Khi nghĩ đến thiền, nhiều người trong chúng ta cho rằng mình cần ngồi xuống một nơi nào đó để tập trung hoàn toàn vào một điều gì đó. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều loại thiền. Một số phương pháp thiền có hiệu quả mà bạn có thể bắt đầu với:
THIỀN ĐỊNH [thiền tập trung/thiền tịnh chỉ] như là:
- Thiền hơi thở,
- Thiền đi bộ,
THIỀN QUÁN [thiền phân tích]
- thiền về tánh không,
- thiền về vô thường,
- thiền về tình yêu thương, lòng từ bi
- thiền về sự kiên nhẫn
- thiền về thời gian
- thiền về sự thay đổi của cuộc sống!
- thiền về lòng biết ơn.
Chúng ra nên ngồi thiền trong bao lâu?
Điều này tùy thuộc vào nhiều người khác nhau và những vấn đề của họ. Nhưng trước tiên hãy bắt đầu với những thời thiền ngắn như ngồi thiền vài phút vài lần trong ngày và tăng dần lên. Nếu bạn chỉ có phát triển thói quen ngồi thiền dù trong thời gian ngắn thôi, thì các kết quả đạt được cũng đáng kinh ngạc.
Hãy nhớ rằng thiền là cách tốt nhất để đạt được sự bình yên nội tâm và đạt được hạnh phúc trong tâm của mình!
LAMA NAWANG KUNPHEL