Why vegetarian? Tại sao nên ăn chay?
It’s a topic that we should think deeply and analyze carefully and we should clearly understand based on the reason, the concept, and the logic. We should go vegetarian because non-vegetarian generally come from hurting some lives. As a Buddhists, we should have a view of interdependence and the behavior of non-violence. If non-vegetarian things comes from hurting some lives, then it’s violence. We are not supposed to eat that. As we desire happiness, others also desire happiness, as we desire to live, others also desire to live. We do not have right to eat some lives.
Another frequent asked question is if we should go vegan, whether it’s alright to consume milk, honey, yogurt or cheese? I would say “it really depends”. When it comes to milk, cheese and yogurt, I would say it is ok to eat those products, if they are taken from cows in a peaceful manner. If those milk products are taken from animals by forces or by violent then it is not ok.
One exceptional case according to Sutra is when a monk goes to lay people’s place to beg for a meal, monks are advised to take whatever is given even if it is non-vegetarian foods. Otherwise it will irritate those lay people and if you say “I don’t eat this, I don’t eat that” then it can cause a lay person lose faith in monks.
As someone says “beggars are not choosers”, to avoid criticism over a monk, Buddha said it’s ok to take whatever given at arms begging because those food giving to you are pure from 3 points:
- You haven’t seen that animal being killed for you.
- You haven’t heard it’s being killed for you.
- You don’t even have doubt the animals being killed for you.
In such case you can consume with two mental attitudes:
- You eat just for your survival, without attachment to the food, with only pure intention to survive.
- You need to see such a non-vegetarian meal as if it comes from your own family, your own mother, sister. By seeing such, you can take it to survive.
But many people nowadays think that it is ok to eat meat which is free from above 3 points. I would say it is not OK. As long as you have an attachment or if you like the taste of the meat, even the meat is being purified from 3 above points or even the animal is dead naturally, I would suggest not to eat the meat. If you eat once, you get used to eat, one time – two times – three times, you have more attachment.
In our past lives, we have taken many lives of such animals which survive by eating meat, for examples: tigers, lions,… they have taken many lives, they mostly survive through meat. We have such habituation of consuming non-veg foods within us, so we should not activate such habituation by consuming non-veg foods in this life when it is possible to go vegetarian.
Eating meat activates those habituations. Thus I would strongly recommend not to consume non-vegetarian as long as it is possible. There is a saying in Ladakh: “It might be a fun for cat but it takes the life of mouse”.
Đây là đề tài mà chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ càng và phân tích cẩn thận và phải hiểu rõ dựa trên lý lẽ, khái niệm và lập luận. Chúng ta nên ăn chay bởi vì ăn thức ăn không phải chay thường có nguồn gốc từ việc làm tổn hại mạng sống nào đó. Là Phật Tử, chúng ta nên có quan điểm về sự phụ thuộc lẫn nhau và hành vi phi bạo lực. Nếu các thứ không phải chay có nguồn gốc từ việc tổn hại mạng sống nào đó, thì đó là bạo lực. Chúng ta không cần ăn thứ ấy. Vì chúng ta mong muốn có hạnh phúc, thì những sinh vật khác cũng mong muốn có hạnh phúc, vì chúng ta muốn sống, thì những sinh vật khác cũng muốn sống. Chúng ta không có quyền ăn các sinh mạng nào đó.
Một câu hỏi thường gặp khác là nếu chúng ta phải ăn thuần chay, thì uống sữa, ăn mật ong, sữa chua hay phô mai có được hay không? Tôi sẽ trả lời là “nó thật ra còn tùy.” Khi thức ăn có nguồn gốc từ sữa, phô mai và sữa chua, tôi sẽ tán thành ăn những sản phẩm đó nếu chúng được lấy một cách êm ái từ các con bò. Nếu dùng vũ lực hay bằng bạo lực lấy các sản phẩm sữa đó từ những con vật thì không chấp nhận được.
Một trường hợp ngoại lệ theo Kinh Văn, khi tăng sĩ đến chỗ những người cư sĩ để khất thực, thì các vị tăng sĩ được khuyên là hãy nhận bất cứ thứ gì được cúng dường mặc dù là những thực phẩm không phải chay. Nếu không sẽ làm những người cư sĩ đó bực bội và nếu bạn nói “tôi không ăn thứ này, tôi không ăn thứ kia” thì có thể làm cho người cư sĩ mất niềm tin vào các tăng sĩ.
Như ai đó nói “ăn mày còn đòi xôi gấc” (ăn mày không phải là người kén chọn), nên để tránh sự chỉ trích đối với tăng sĩ, Đức Phật đồng ý cho nhận bất cứ thứ gì khi khất thực vì những thực phẩm đó cúng dường cho bạn là thanh tịnh dựa vào 3 điểm:
- Bạn không thấy con vật bị giết vì mình.
- Bạn không nghe thấy con vật bị giết vì mình.
- Bạn ngay cả không có sự nghi ngờ con vật bị giết vì mình.
Trong trường hợp như vậy bạn có thể ăn với hai thái độ tinh thần:
- Bạn ăn chỉ là để sinh tồn, không bám chấp vào thức ăn, chỉ hoàn toàn với ý định là để sinh tồn.
- Bạn cần phải xem bữa ăn không phải chay này như thể là do gia đình của chính bạn, mẹ, chị/em gái của bạn đã nấu. Bằng cách xem như vậy, bạn có thể ăn để sinh tồn.
Nhưng ngày nay, nhiều người lại nghĩ rằng ăn thịt chẳng cần phải có 3 điểm trên cũng chẳng sao. Tôi sẽ không tán thành. Chỉ cần bạn có sự thèm hay nếu bạn thích hương vị của thịt, ngay cả thịt đã được thanh tịnh với 3 điểm trên hay ngay cả con vật chết tự nhiên, tôi cũng khuyên không nên ăn thịt. Nếu bạn ăn một lần, thì bạn sẽ quen ăn, một lần – hai lần – ba lần, bạn sẽ có sự thèm nhiều hơn.
Trong các kiếp sống trước, chúng ta đã ăn rất nhiều sinh mạng của những con vật ăn thịt để sống còn, ví dụ: cọp, sư tử,… chúng cũng đã lấy đi nhiều mạng sống, chúng hầu như sinh tồn qua việc ăn thịt. Chúng ta cũng có tập tính ăn những thức ăn không phải chay như vậy trong chúng ta, vì vậy chúng ta không nên kích hoạt tập tính như thế bằng cách ăn những thực phẩm không phải chay trong kiếp sống này khi có thể ăn chay được.
Việc ăn thịt sẽ kích hoạt các tập tính này. Vì thế tôi thật sự muốn khuyên là đừng ăn những thực phẩm không phải chay khi có thể. Ở Ladakh có câu tục ngữ: “Mèo vui thì chuột mất mạng” (Có thể là trò vui thích của mèo, nhưng lấy đi mạng sống của chuột).