CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
- Khi thầy nói một người tốt hoặc xấu, thì có bao giờ có người tốt hoặc xấu hoàn toàn không? Tất cả mọi người không phải đều có một số tốt và một số xấu hay sao?
Ah, đó là một câu hỏi rất hay.
OK, như tôi đã đề cập trước đây, vậy một người tốt, khi tôi nói một người xấu, tôi chỉ nói chung chung. Nhưng trên thực tế, nếu bạn nhìn thật kỹ, thì bạn có thể nói một người không là gì khác ngoài sự kết hợp của thân và tâm. Một người chỉ là một nhãn được gán cho tập thể của thân và tâm. Chính xác hơn, tốt hơn là nói nếu một người đang làm, nếu một người đang giết người khác, nếu một người có tâm rất ích kỷ và một người đang cố ý làm tổn thương người khác, thì thường mọi người nói rằng đó là một người xấu. Nếu một người nói chung có động cơ, ý định làm lợi cho người khác và nếu một người không cố ý làm tổn thương người khác, thì bạn có thể nói đó là một người tốt.
Người hoàn hảo là điều rất khó ở một người bình thường. Ở một người theo đạo Phật, sẽ dễ dàng hơn nhiều khi nói Đức Phật là một người hoàn hảo, chúng ta gọi là Phật khi một người thoát khỏi mọi cảm xúc tiêu cực hoặc phiền não. Nhưng chúng ta nên biết khi tôi nói đây là những gì chúng ta có thể gọi là người xấu và đây là những gì chúng ta gọi là người tốt, khi tôi nói điều đó, tôi không có ý nói rằng chúng ta nên nói về những người khác, rằng một người đã làm điều này, một người đã làm điều kia.
Vì lợi ích của chính mình, vì sự an tâm của chính mình, nếu một người đã làm điều gì sai trái, thì sẽ không có lợi gì khi nghĩ rằng người đó xấu. Thay vì vậy, bạn có thể nghĩ rằng người đó không xấu, nhưng chỉ là sự tham lam của họ đã khiến họ làm điều đó. Vì vậy, nếu bạn nhìn từ quan điểm đó, sẽ có lợi cho chính bạn. Đó là cách chúng ta nên nhìn một người, nếu một người đang làm điều gì đó tốt ở đây, bạn có thể nói rằng, bạn có thể nghĩ rằng đó là một người thực sự rất tốt, bạn không cần phải lọc mọi thứ vì lợi ích của chính chúng ta. Nếu một người đã làm điều gì đó xấu hoặc quay sang điều gì đó sai trái, bạn có thể thấy rằng không phải là bản thân người đó, đó chỉ là những tâm tiêu cực đằng sau người đó. Tâm tiêu cực đó sử dụng con người như chúng ta sử dụng một cây gậy, cho nên, nếu xét theo quan điểm đó thì đó là lòng tham của người đã dẫn đến điều đó, là sự bám víu của người do người này làm điều đó. Vì vậy, nếu tôi tức giận hoặc thế này và thế kia, thì đó phải là những cảm xúc tiêu cực như tham lam hoặc bám chấp hoặc tức giận hoặc thế này và thế kia. Bạn nghĩ từ quan điểm đó thì bạn là người có lợi cho sự an tâm của chính bạn và đây là sự thật.
Giả sử một người đã lấy đi một thứ gì đó rất quan trọng đối với bạn không có sự đồng ý, nếu bạn nghĩ rằng người đó thực sự xấu, thì nếu bạn đang tức giận với người đó, nếu bạn cáu kỉnh với người đó thì nói chung tức giận đó về cơ bản là một tâm hẹp hòi và những gì sân giận nhìn thấy, nhận thức là không đúng bởi vì cơn giận phóng đại lên và có vẻ tồi tệ hơn nhiều so với thực tế những gì tồn tại. Và rồi bạn là người sẽ tổn thương, giống như bạn là người giữ ngọn lửa đó trong tâm thức của mình và khi đó người đầu tiên nó đốt cháy chính là bạn, nó đốt cháy sự bình yên trong tâm hồn bạn.
Vì vậy, thay vì như thế, nếu ai đó đã làm điều gì sai trái với bạn thì bạn phân loại hoặc bạn nghĩ bằng cách tiến gần hơn một bước “Đó không phải là người đó, đó là cảm xúc tiêu cực của anh ta, có thể tức giận hoặc bám chấp hoặc tham lam hoặc điều này và điều kia ”. Vì vậy, đây là cách một hành giả sẽ suy nghĩ vì lợi ích của chính mình.
- Vậy trường hợp nào ‘tâm nghi’ là tiêu cực?
Ngày nay có nhiều người phàn nàn về cha mẹ. Tất nhiên đó là một người khác, cha mẹ là một người khác. Dù cho cha mẹ không làm gì sai, cha mẹ vẫn cố gắng hết sức để tránh cho đứa trẻ khỏi vướng vào một điều gì đó xa lạ và họ cố gắng hết sức để mang/đưa ra những gì tốt nhất có thể cho đứa trẻ và cho tương lai. Nhưng dĩ nhiên đứa trẻ là người khác nên sẽ nghĩ khác đi một chút, nó nhìn hoàn cảnh cũng khác đi một chút, và cách cha mẹ muốn nó trở thành và cách nó muốn trở thành có thể khác nhau giống như là hai thứ khác nhau, hai con người khác nhau.
Đôi khi suy nghĩ của chúng ta có thể đi cùng với nhau, đôi khi suy nghĩ và cách chúng ta nhìn nhận sự việc có thể khác nhau. Cho nên, khi bạn thấy rằng cha mẹ đang làm những điều tốt nhất có thể cho bạn, đôi khi cha mẹ làm điều gì đó thực sự khó hiểu, thì bạn nghi ngờ rằng có thể cha mẹ đang làm điều gì đó. Có thể trong số những người bạn, một người bạn rất chân thành, thực sự giúp đỡ, người kia nghi ngờ có thể anh ta đang mong đợi điều gì đó, hoặc có thể anh ta đang nghĩ gì đó, hoặc có thể thế này và thế nọ. Vì vậy, những loại nghi ngờ này là tiêu cực. Theo quan điểm của Đạo Phật, nghi ngờ đối với nghiệp, với ý định bất thiện là tiêu cực.
- Thưa Lama, làm thế nào mà lòng từ bi cũng có thể tạo ra một ‘tâm thức điên đảo’?
Phải, vì lòng từ bi cũng tạo ra một tâm thức sai lầm, nên dù cho lòng từ bi có tạo ra một ‘tâm thức điên đảo’, không có nghĩa là đó là lỗi của lòng từ bi. Tôi muốn nói là ‘xui khiến’, bởi vì một người mẹ có lòng từ bi đối với đứa con, do đó khi đứa trẻ làm điều gì sai, người mẹ sẽ cáu kỉnh hoặc có thể tức giận đột ngột. Thường, khi đứa con làm điều gì sai, bà mẹ sẽ có một chút xúc động và đôi khi bà mẹ có thể nổi giận. Nhưng lòng từ bi đó luôn tích cực, nó luôn tốt, chỉ là bà mẹ muốn nhìn thấy con mình hạnh phúc, bà mẹ không thể chịu đựng được khi nhìn thấy đứa con đau khổ hoặc có điều gì đó rắc rối xảy ra cho đứa trẻ. Giả sử đứa trẻ sắp ăn phải thứ gì đó thực sự có hại, ví dụ là một chất độc hoặc có thể đứa trẻ đó đang đi về phía rìa, đứa trẻ còn nhỏ đang đi hoặc bò về phía rìa của tòa nhà hoặc ngày càng gần về phía hồ bơi. Thì bà mẹ chạy đến cứu và khi bà mẹ cứu kịp, bà ngay lập tức rất có thể bà sẽ hơi xúc động, hoặc có thể tức giận, hoặc trong một số trường hợp, người mẹ có thể đánh con, “sao có thể làm vậy?”, vấn đề là bạn có thể thấy như thế nào, lòng từ bi cũng có thể gây ra một ‘tâm thức điên đảo’, vì vậy ‘tâm thức điên đảo’ là do thói quen của chính chúng ta, vấn đề của chính chúng ta.
Thực ra đây là một điều quan trọng, giả sử một đứa trẻ đang bò về phía hồ bơi, một đứa trẻ nhỏ, nếu đứa trẻ rơi xuống hồ bơi thì đứa trẻ có thể tử vong, bà mẹ biết điều đó nên mẹ cố gắng cứu nó, nên khi cứu kịp bà mẹ có thể sẽ đánh con. Khi đánh con, bà mẹ nghĩ theo một chiều, bà mẹ sợ mất con, đó là lý do tại sao bà mẹ đánh con, nên việc đánh con có ý định tiêu cực của nó đằng sau.
- Đối với người bị trầm cảm có ý định tự tử mặc cho nhiều người […] khuyên không nên, đó là do nghiệp quá khứ hiện đã có hiệu lực?
Nếu một người có ý định, có một số người tự nhiên cảm thấy cuộc sống này không còn ý nghĩa hoặc có thể tôi sẽ có một hành động sai trái như tự tử, thế này và thế kia. Có thể là do nghiệp quá khứ. Cho nên bây giờ do nghiệp quá khứ mà họ mới có ý định như vậy. Nhưng nếu bạn thực hiện các bước và giết người, giết chính mình hoặc người khác, thì đúng là bạn có một nghiệp tiêu cực thực sự rất lớn giống hệt như giết người khác.
- Thầy sẽ nói thế nào […] về mặt […] đối với chứng trầm cảm?
Trong những trường hợp như vậy, có thể thực hiện một số thiền phân tích [thiền quán] và tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều hiệu quả.