Cách Tâm Chứng Đối Tượng [Nhận Ra Đối Tượng]
Lý do tại sao tôi nói là vì tâm dẫn dắt chúng ta, thường là một số tình huống lạ lẫm. Cho nên từ ‘tâm điên đảo’ như vậy, trước tiên là một tâm điên đảo, bạn nghĩ về một lý lẽ, sau đó bạn trở nên nghi ngờ, ‘tâm nghi’, và sau đó nếu bạn nghĩ đến một lý lẽ khác hoặc bạn nghe ai đó biết về nó, thì nó sẽ trở thành ‘tứ sát tri’ như “OK, anh ta là người tốt”, nhưng bạn vẫn không nhận ra bằng cách nào và tại sao anh ấy hoặc cô ấy là một người tốt, nhưng chúng ta giả định đúng như vậy. Sau đó, bạn nghĩ đến một lý lẽ “OK, bởi vì anh ta là thế này, thế này và thế kia” thì bạn có một ‘tỷ độ’, bạn nhận ra.
Khoảnh khắc thứ hai của ‘tỷ độ’ là ‘tái quyết tri’ hoặc bạn thấy người đó uống thứ gì đó hiệu quả, đủ lý lẽ để nói người đó là tốt. Vì vậy, trong trường hợp đó, bạn có một ‘hiện lượng’, bạn nhìn thấy nó bởi chính bạn.
Trong Đạo Phật, chúng ta nói mỗi một thứ đều là vô thường, chúng ta phải hiểu sự thay đổi, chúng ta phải hiểu bản chất thay đổi từng sát na. Đầu tiên, bạn có thể có một ‘tâm điên đảo’ chẳng hạn “Không, không phải mọi thứ đều thay đổi, có nhiều thứ không hề thay đổi.”, đó là một ‘tâm điên đảo’. Sau đó, bạn nói như “Ồ có một sự thay đổi”, bởi vì ngay cả từ những lý lẽ khoa học, mỗi một hiện tượng thay đổi trong một năm hoặc trong một thập kỷ, sự thay đổi diễn ra từng giây phút. Ngay cả từ cách tiếp cận khoa học, nó phải thay đổi vì phần electron luôn chuyển động, thậm chí trong một tế bào nếu bạn nhìn rất kỹ, rất sâu thì giống như một nhung mao, có quá nhiều thứ, quá nhiều diễn biến. Tôi đã nghe nói rằng có một số nhà nghiên cứu dành khoảng 20-30 năm chỉ nghiên cứu một tế bào, và cũng có nhiều người trong lĩnh vực y tế, cách thuốc phản ứng với tế bào để diệt tế bào như vậy hay bất cứ điều gì,… Tôi không biết nhiều, nhưng tôi nghe nói rằng có những người dành tới 20 năm chỉ để khám phá những gì bên trong một tế bào, có quá nhiều thứ, và rồi một điều mà chúng ta có thể hiểu như là có rất nhiều thứ luôn chuyển động, thay đổi trong từng khoảnh khắc.
Vì vậy, nếu bạn giải thích theo cách này và ngay cả một hiện tượng rắn như kim cương, chúng cũng thay đổi. Đó chỉ là sự thay đổi không diễn ra ở rất gần chúng ta, nhưng nếu bạn nhìn thật kỹ, nếu bạn nhìn nó từ những góc độ khác nhau mà mắt thường của một người không thể cảm nhận được, thì bạn sẽ thấy những sự vật biến đổi. Vì vậy, từ quan điểm đó, bây giờ bạn có thể có sự nghi ngờ, giống như mọi thứ có thể là vô thường, mọi hiện tượng chức năng có thể là vô thường, nên nó không khác gì ‘tâm nghi’. Nếu ai đó nói “Hãy nhìn cái cây kia thay đổi”, thì sự thay đổi diễn ra ở cái cây và nhãn thức của chúng ta sẽ trở thành ‘hiển nhi bất định’ [giác tri mà đối với giác tri đó đối tượng trình hiện không xác định], tâm thứ năm. Bây giờ chúng ta chuyển sang tâm thứ sáu là ‘tâm nghi’. ‘Tâm điên đảo’, tâm thứ bảy, trở thành ‘tâm nghi’ khi bạn nghe một số lý lẽ rằng mọi thứ là vô thường, rồi đến mức độ tiếp theo.
Nếu bạn nhìn thấy những chiếc lá hoặc một cái cây, những hiện tượng xung quanh chúng ta, và nếu ai đó nói như là mọi thứ đang thay đổi trong từng sát na, sự vật trình hiện đối với mắt chúng ta, sự thay đổi trình hiện đối với mắt, nhưng chúng ta không thể hiểu hoặc nhận ra nó bởi vì nó rất vi tế, sự thay đổi đó rất vi tế. Mặc dù nó trình hiện đối với mắt của chúng ta, nhưng mắt của chúng ta cũng không thể nhận ra, một là nó rất nhanh, hai là nó rất vi tế. Sự thay đổi diễn ra rất chậm hoặc rất vi tế, đó là lý do tại sao mắt chúng ta không thể nhận ra, ở giai đoạn này chúng ta đang ở giai đoạn tâm thứ năm, giác tri mà đối với giác tri đó đối tượng trình hiện, sự thay đổi trình hiện, sự thay đổi trong từng sát na trình hiện, nhưng chúng ta không có thể nào nhận ra thì chúng ta đang ở giai đoạn tâm thứ năm.
Sau đó, chúng ta nghĩ đến một số lý lẽ khác, thời điểm đó, mọi thứ đang thay đổi trong từng sát na, khi đó bạn nói như là “Ừ, nó phải đang thay đổi, nó phải thay đổi vì tôi thấy sự thay đổi trong một tháng”. Sự thay đổi diễn ra trong một tháng, không xảy ra vào ngày cuối cùng hoặc không đột ngột. Nó phải diễn ra hàng tuần, hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây, hàng mili giây. Vì vậy, khi đó bạn giả định rằng “Đúng rồi, nó phải thay đổi”. Nếu không có sự thay đổi trong một ngày, sẽ không có sự thay đổi trong một tuần, vì vậy ở giai đoạn đó bạn có ‘tứ sát tri’.
Bạn có ‘tứ sát tri’, nhưng bạn vẫn không nhận ra rằng mọi sự vật đang thay đổi trong từng sát na. Khi bạn nghĩ đến một lý lẽ rằng mỗi một thứ mà chúng ta thấy được tạo thành từ nhiều yếu tố nhỏ, nhiều nguyên tử nhỏ. Mọi hình tướng đều được tạo thành từ các electron, neutron, proton không kém hơn. Và từ quan điểm của Đạo Phật, tôi muốn nói bốn yếu tố, mọi hình tướng mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt của mình đều được tạo thành từ những yếu tố như yếu tố lửa, yếu tố nước, yếu tố đất và yếu tố gió. Vì vậy những yếu tố này đang thay đổi từng sát na, do đó khi các nguyên nhân thay đổi từng sát na thì hình tướng phải thay đổi bởi vì các nguyên nhân đang thay đổi, các nguyên nhân không ổn định nên các kết quả không thể ổn định trong một hình tướng.
Bằng cách luôn nghĩ điều này, bằng cách nghĩ rằng mọi sự vật thay đổi trong thời gian dài, thì nó phải thay đổi trong khoảng thời gian ngắn, bằng cách nghĩ đến lý lẽ này lần nữa, bằng cách nghĩ nhiều lý lẽ khác, rồi dần dần bạn có thể nhận ra điều đó qua một lý lẽ. Giống như vì có khói thì phải có lửa, vì vậy khi nhìn thấy khói, chúng ta hiểu rằng có một đám cháy đang bốc cháy trên rừng. Cho nên, tương tự như vậy bằng cách suy nghĩ sự tăng trưởng thay đổi và kế đó bằng cách nghĩ rằng sự thay đổi tăng trưởng phải diễn ra từ từ, dần dần từng sát na, và rồi bằng cách suy nghĩ lặp đi lặp lại, chúng ta có thể hiểu rằng vạn vật đang thay đổi từng sát na, do đó mọi hiện tượng chức năng đều vô thường. Nên tại thời điểm đó bạn có ‘tỷ độ’, ‘tỷ lượng’, đó là lúc bạn nhận ra.
‘Tỷ lượng đó’ nếu bạn kết hợp với thiền định, nếu bạn kết hợp với định nhất tâm và thiền tuệ đặc biệt, thông qua đó nếu bạn thực hành lâu dài, thì bạn có thể sẽ nhận ra rằng mọi thứ là vô thường, thay đổi từng sát na. Bạn nhận ra như thể bạn nhìn thấy một chiếc xe một cách trực tiếp mà không cần dựa vào nghĩa tổng [hình ảnh tượng tượng trong tâm], không dựa vào bất kỳ hình ảnh nào, bạn có thể sẽ nhìn thấy mọi thứ rất rõ ràng như thể bạn nhìn vào lòng bàn tay của mình. Vì vậy, một người có thể đạt đến một giai đoạn như vậy.
Thay đổi trong từng sát na là sự thay đổi diễn ra trong từng mili giây mà mắt chúng ta không thể nhìn thấy, nhưng qua thiền định nhất tâm, nếu bạn thực hành nó trong một thời gian khá lâu, thì bạn có thể đạt đến giai đoạn mà bạn có thể phát triển một ý thức như tôi đã đề cập trước đó, du già hiện tiền. Khi bạn phát triển du già hiện tiền, bạn có thể sẽ nhận ra đối tượng thay đổi, một sự thay đổi rất vi tế như thể bạn nhìn vào lòng bàn tay rất rõ ràng mà không cần phải qua bất kỳ hình ảnh nào. Bạn có thể sẽ thấy sự thay đổi như thể bạn nhìn vào chiếc xe hơi.
Vậy giai đoạn đó bạn đã đạt đến phân loại tâm đầu tiên là ‘hiện lượng’ và sát na thứ hai của ‘hiện lượng’ hoặc sát na thứ hai của ‘tỷ lượng’ là ‘tái quyết tri’. Do đó, để nhận hoặc đạt được một ‘hiện lượng’ như vậy, bạn phải đi qua ‘tỷ lượng’ bởi vì trước tiên bạn phải chứng được qua một số lý lẽ, sau đó bạn phải luôn suy nghĩ về nó, rồi ‘tỷ lượng’ trở thành ‘tái quyết tri’. Sau đó, ‘tái quyết tri’, bạn nghĩ đi nghĩ lại về nó, rồi từ từ bạn đạt đến ‘giai đoạn arya’ [giai đoạn bậc thánh], và lúc đó bạn có thể sẽ có các ‘hiện lượng’.
Tôi đang nói về sự vô thường, nhưng ‘hiện lượng’ là nhãn thức nhìn vào chiếc xe của chúng ta cũng là ‘hiện lượng’ không làm cho phức tạp. Nhưng khi đến tới vô thường là sự thay đổi trong từng sát na thì phải đạt tới giai đoạn mà bạn có được năng lực như vậy và sự thiền định của bạn rất cao và khi đó bạn nhận được du già hiện tiền nào đó và rồi bạn chứng được sự vô thường một cách trực tiếp. Nhưng để làm cho nó đơn giản và để biết nó một cách thật đơn giản với những thứ rất đơn giản như bạn chỉ nghĩ về một chiếc xe hơi.
Nếu bạn gắn cả bảy tâm với chiếc xe, nếu đó là Ferrari hay BMW, nếu bạn không biết về BMW và bạn nghĩ rằng BMW là Ferrari hoặc Ferrari là BMW, đó là một ‘tâm điên đảo’, thì có người sẽ nói “Ồ không, đây là BMW, không phải Ferrari”, khi đó bạn có sự nghi ngờ “OK, có thể phải, có thể không”, bạn nghi ngờ. Sau đó, nếu chiếc BMW đến và chạy rất nhanh, chúng ta nghĩ rằng chiếc BMW trình hiện đối với mắt bạn hoặc một chiếc Ferrari trình hiện đối với mắt bạn, nhưng khi đó bạn không thể nào nhận ra rõ ràng đó là những tính năng gì, khác với Ferrari hay BMW như thế nào, khi đó nó trở thành ‘hiển nhi bất định’. Sau đó, có người đến gặp bạn và giải thích cho bạn một chiếc BMW phải là như thế này, thế này và thế kia trong khi chiếc Ferrari phải là như thế này, thế này và thế kia hoặc đó chỉ là khác nhau về công ty, hoặc tính năng này ở chỗ kia, không phải ở chỗ này, thì bạn OK, bạn nghĩ rằng bạn hiểu, nhưng nó không giống như bạn chứng được [nhận ra] chiếc xe. Khi bạn nghĩ rằng “Ồ OK, giờ tôi hiểu rồi”, lúc đó bạn có ‘tứ sát tri’, hiểu được sự khác biệt giữa BMW và Ferrari, sau đó bạn nghiên cứu thêm một chút và rồi bạn chứng ngộ được.
Khoảnh khắc đầu tiên mà bạn chứng ngộ trở thành ‘tỷ lượng’, bạn nhận ra điều đó. Sau đó, sát na thứ hai, trở thành ‘tái quyết tri’, bạn nhận ra chiếc xe nhưng không phải bởi chính nó, mà bởi lực của tâm thức đó. ‘Tái quyết tri’ là do điều này điều nọ, rồi đột nhiên cả hai chiếc xe đến hoặc có thể bạn đi đến một nơi mà bạn có thể nhìn thấy cả Ferrari và BMW, nhưng bạn nhìn thấy cả hai chiếc xe bằng nhãn thức xác thực của bạn, thì đó là ‘hiện lượng’, bạn nhìn thấy nó một cách trực tiếp mà không cần thông qua bất kỳ lý lẽ nào hoặc không thông qua bất kỳ điều kiện [duyên] nào, sự giải thích nào hoặc bằng cách không dựa vào tâm thức khác, nhãn thức của bạn tự nhìn thấy. Đó là ‘hiện lượng’.